Lượt xem: 313 - Ngày đăng: (25/11/2013)

Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Thánh lễ bế mạc Năm Đức Tin

Lúc 10g30 sáng nay Chúa nhật 24-11-2013, ngày lễ Đức Giêsu Kitô Vua vũ trụ, tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã long trọng cử hành Thánh lễ bế mạc Năm Đức Tin - được Đức nguyên giáo hoàng Bênêđictô XVI khai mạc vào ngày 11-10 năm ngoái. Hàng ngàn khách hành hương bất chấp cái lạnh cuối tháng Mười Một đãđến tham dự Thánh lễ trọng thể này dưới bầu trời u ám.

 

Một điểm đặc biệt trong Thánh lễ là nghi thức trao Tông huấn Evangelii gaudium (Niềm vui Phúc Âm) vào cuối lễ - cho cáctín hữu đại diện mỗi bậc sống trong Giáo hội, và nhiều thành phần ơn gọi, gồm có: một giám mục, một linh mục, một phó tế, một tu sĩ, một nữ tu, tập sinh, một gia đình, giáo lý viên, nghệ sĩ, phóng viên, người trẻ, người già và bệnh nhân. Tông huấn này là tài liệu kết thúc Thượng Hội đồng Giám mục hồi năm ngoái, với chủ đề “Tân Phúc-Âm-Hóa để thông truyền Đức Tin Kitôgiáo”. Tông huấn sẽ được chính thức giới thiệu vào ngày thứ Ba, 26-11 sắp tới.

 

  

Trong bài giảng Thánh lễ, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến vị trí trung tâm của Chúa Kitô trong việc tạo dựng, trong lịch sử và trong đời sống của mỗi người. Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta có thể dâng lên Người những vui buồn, hy vọng và khó khăntrong đời sống chúng ta. Khi Chúa Giêsu ở trung tâm, ánh sáng sẽ chiếu tỏa ngay cả giữa những lúc đen tối nhất của cuộc sốngchúng ta”. Đức Thánh Cha nói tiếp: “Ơn Chúa bao giờ cũng lớn hơn lời cầu nguyện xin ơn. Chúa luôn ban cho chúng ta nhiều hơn những gì chúng ta cầu xin. Bạn xin Người nhớ đến bạn, còn Người lại đưa bạn vào Vương quốc của Người!”

 

Kết thúc Thánh lễ, Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin cùng với các tín hữu, dâng lời nguyện truyền thống kính Đức Mariađể cầu nguyện cho tất cả các Kitô hữu bị bách hại vì tin vào Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha nói: “Với lời kinh này, chúng ta xinMẹ Maria che chở, đặc biệt những anh chị em của chúng ta đang bị bách hại vì đức tin - và con số này là rất nhiều”.

 

Quảng trường Thánh Phêrô cũng là nơi thể hiện hành động cụ thể của tình bác ái và liên đới: một cuộc lạc quyên được thực hiệnđể cứu trợ các nạn nhân của siêu bão Haiyan, cơn bão đã làm hàng ngàn người thiệt mạng và tàn phá nhiều khu vực rộng lớn của Philippines hồi đầu tháng này.

 


 

Toàn văn
Diễn từ của Đức Thánh Cha trong thánh lễ Bế Mạc Năm Đức Tin

 

Hôm nay lễ trọng Chúa Giêsu Kitô, Vua vũ trụ, là triều thiên của năm phụng vụ, cũng đánh dấu sự kết thúc Năm Đức tin đã được khai mạc bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, là người mà giờ đây chúng ta hướng đến với tình cảm trìu mến và lòng biết ơn. Nhờ sáng kiến được Chúa quan phòng này, ngài đã mang đến cho chúng ta một cơ hội để khám phá vẻ đẹp của hành trình đức tin đã bắt đầu từ ngày chúng ta chịu phép Rửa Tội, nhờ bí tích này chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa và anh chị em với nhau trong Giáo Hội. Đây là một cuộc hành trình với đỉnh cao tối hậu là cuộc gặp gỡ trọn vẹn của chúng ta với Thiên Chúa, là cuộc lữ hành mà trong suốt thời gian ấy Chúa Thánh Thần không ngừng thanh tẩy chúng ta, nâng chúng ta lên và thánh hóa chúng ta, để chúng ta có thể tiến vào hạnh phúc mà con tim chúng ta hằng mong đợi.

Tôi gởi lời chào thân ái đến các vị Thượng Phụ và Tổng Giám Mục Trưởng của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương hiện diện nơi đây. Lời chúc bình an mà tôi sẽ trao đổi với các vị trước hết là một dấu hiệu của lòng mộ mến của vị Giám Mục Roma dành cho các cộng đoàn đã tuyên xưng đức tin vào Chúa Kitô với một lòng trung thành gương mẫu, mà thường là phải trả một giá rất cao. Với cử chỉ này, thông qua các vị, tôi muốn hướng đến tất cả những Kitô hữu đang sống ở Thánh Địa, ở Syria và trong toàn thế giới Đông Phương, với lời cầu chúc ân sủng của bình an và hòa hợp.

Các bài đọc Kinh Thánh được công bố cho chúng ta hôm nay có cùng một chủ đề chung là vị trí trung tâm của Chúa Kitô. Chúa Kitô là trung tâm của sáng thế, là trung tâm của dân Ngài và là trung tâm của lịch sử. 

1. Thánh Tông đồ Phaolô, trong bài đọc thứ hai, trích từ thư gửi tín hữu Côlôxê, cho chúng ta một tầm nhìn sâu sắc về vai trò trung tâm của Chúa Giêsu. Ngài trình bày với chúng ta Chúa Kitô như là nguyên ủy của tất cả các thụ tạo: trong Người, nhờ Người và với Người, muôn vật được tạo thành. Ngài là trung tâm của tất cả mọi thứ, là sự khởi đầu. Thiên Chúa đã ban cho Người sự viên mãn, tổng thể, nhờ đó trong Người tất cả mọi thứ có thể được giao hòa (x. Col 1:12-20) .

Hình ảnh này cho thấy Chúa Giêsu là trung tâm của sáng tạo, và như vậy thái độ phải có của người tín hữu thật sự là phải nhận biết và chấp nhận trong cuộc sống của chúng ta vị thế trung tâm của Chúa Giêsu Kitô, trong suy nghĩ của chúng ta, trong lời nói và trong các việc làm của chúng ta. Khi vị thế trung tâm này không còn nữa, khi nó được thay thế bằng cái gì khác, thì khi đó tác hại xảy đến cho tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta và cho chính chúng ta. 

2. Không chỉ là trung tâm của sáng tạo, Chúa Kitô còn là trung tâm của dân Thiên Chúa. Chúng ta thấy điều này trong bài đọc thứ nhất trong đó mô tả thời điểm khi các chi tộc Israel tìm kiếm và xức dầu tấn phong David là vua của Israel trước mặt Chúa (x. 2 Sam 5:1-3). Khi tìm kiếm một vị vua lý tưởng, con người cũng đang tìm kiếm chính Thiên Chúa: một Thiên Chúa sẽ gần gũi với họ, sẽ đồng hành với họ trong cuộc lữ hành, và sẽ là một người anh em với họ.

Chúa Kitô, hậu duệ của vua David, là người "anh em" mà dân Chúa vây quanh. Người là Đấng chăm sóc cho dân mình, cho tất cả chúng ta, ngay cả với giá là cuộc đời Người. Trong Người chúng ta nên một; hiệp nhất với Ngài, và chia sẻ cùng một cuộc hành trình duy nhất, một vận mệnh duy nhất. 

3. Cuối cùng, Đức Kitô là trung tâm của lịch sử loài người và của mỗi người nam nữ. Chúng ta có thể mang đến với Ngài niềm vui và hy vọng, những nỗi buồn và khó khăn trong cuộc sống của chúng ta. Khi Chúa Giêsu là trung tâm, ánh sáng bừng lên ngay cả trong lúc đen tối nhất của cuộc sống chúng ta, Ngài mang đến cho chúng ta hy vọng, như Ngài đã làm với người trộm lành trong Tin Mừng hôm nay.

Trong khi tất cả những người khác đối xử với Chúa Giêsu với thái độ khinh thị - "Nếu ông là Đấng Kitô, là Đấng Mêsia, thì hãy cứu mình đi và xuống khỏi cây thập tự!" – Người trộm đã lạc lối trong cuộc sống của mình nhưng bây giờ ăn năn, bám víu vào Chúa Giêsu chịu đóng đinh, và cầu xin Ngài: "Khi vào nước của ông, xin nhớ đến tôi nhé" (Lc 23:42 ) . Và Chúa Giêsu đã hứa với anh: "Hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên nước thiên đường" (câu 43). Chúa Giêsu chỉ nói một lời tha thứ, không chỉ trích, bất cứ khi nào có ta có đủ can đảm để thỉnh cầu sự tha thứ này, Chúa không để một lời thỉnh cầu như vậy không được nghe đến. Lời hứa của Chúa Giêsu với người trộm lành đem lại cho chúng ta niềm hy vọng lớn lao: nó cho thấy ân sủng Chúa luôn luôn lớn hơn lời cầu xin. Chúa luôn luôn ban cho chúng ta nhiều hơn những gì chúng ta xin: anh chị em hãy xin Ngài nhớ đến anh chị em, và Ngài sẽ đưa anh chị em vào Vương quốc của Ngài!

Chúng ta hãy xin Chúa nhớ đến chúng ta, trong niềm xác tín rằng lòng thương xót của Ngài sẽ cho chúng ta được thông phần trong vinh quang thiên quốc. Amen!

 

Ý cầu nguyện tháng 1 / 2014
  • Ý chung

  • Cầu cho các dân tộc biết đối thoại với nhau : Xin cho các dân tộc biết dành ưu tiên cho nền văn hóa đối thoại, lắng nghe và tôn trọng nhau.

  • Ý truyền giáo

  • Cầu cho các cộng đoàn Kitô hữu xúc tiến có hiệu quả việc loan báo Tin Mừng cách mới mẻ : Xin cho các cộng đoàn Kitô hữu xúc tiến có hiệu quả việc loan báo Tin Mừng cách mới mẻ, tại những nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của việc thế tục hóa.

Ủy Ban Bác Ái Xã Hội giáo phận cứu trợ bà con vùng lũ lụt tại giáo xứ Thanh Thủy

GPTH_Miền Trung, dải đất nối liền hai miền Nam – Bắc, nơi cây cầu Bến Hải đã nối nhịp, nơi chứng kiến bao cảnh tang thương của ly tán, nơi những vết đau của người xa quê chưa...

 

Các bài Suy niệm Chúa nhật XXXII TN - C

Các bài suy niệm CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN - C Lời Chúa: 2Mcb. 7, 1-2.9-14; 2Tx. 2,16–3,5; Lc. 20, 27-38 >> Tải về tại đây MỤC LỤC 1. Sự sống lại 2 2. Sống lại 5